#navbar-iframe { height: 0px; visibility: hidden; display: none; }

16 thg 1, 2016

TIN THÀNH VIÊN LỚP

TIN MỚI: Thêm một thành viên Triết Xưa K42A -Nghiêm Châu Giang bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG NGƯỜI HÀ NỘI HIỆN NAY tại Học viện Khoa học xã hội, vào chiều 16/1/2016. 
P/s. Bạn lớp 42A tới tham dự, chúc mừng thành công của Nghiêm Châu Giang

7 thg 11, 2015

Họp lớp Cựu Triết 42A năm 2015

Ngày 07/11/2015, tại nhà Hàng Lộc Việt, số 6 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội đã diễn ra buổi họp lớp của tập thể Cựu Triết 42A niên khóa 1997-2001 nhân dịp kỷ niệm ngày 20/11 năm nay.
Tới dự và chung vui buổi gặp mặt có cô giáo Lê Thị Việt –nguyên Chủ nhiệm lớp và 37/71 thành viên công tác tại Hà Nội và trở về từ các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng...
Sau khai mạc của bạn Tô Mạnh Cường, đại diện lớp, anh Trần Hữu Sử đã có lời chúc mừng cô Lê Thị Việt và tặng quà chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Cô Lê Thị Việt đã phát biểu cảm tưởng sau 4 năm gặp lại các trò cũ của mình.
Buổi gặp mặt đã diễn ra trong không khí ấm cúng của tình cô trò, bè bạn.
Chương trình kéo dài trong 5 giờ đồng hồ từ 9h sáng tới 17h chiều bao gồm chụp ảnh lưu niệm, ăn trưa và hát karaoke. Cuộc vui khép lại với tiết mục trà đá vỉa hè trên phố Huỳnh Thúc Kháng.
Đây là buổi họp lớp nằm trong chương hoạt động giao lưu “vui cùng bạn xưa lớp cũ” của tập thể Triết lớp 42A. Buổi họp mặt tập thể đông đủ gần đây nhất của lớp đã diễn ra cách đây 4 năm vào tháng 11 năm 2011. (P.X.H)
P/S. Vì lý do kĩ thuật, người đưa tin chưa có được ảnh đông đủ của lớp để post lên đây




11 thg 11, 2013

Chúc mừng tân Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thụ

Tân Tiến sĩ chụp ảnh cùng các thành viên Hội đồng
Cùng các bạn đồng môn K42A
Sáng ngày 8/11/2013, tại P.701 nhà E, trường Đại học KHXH & NV Hà Nội, NCS Nguyễn Hữu Thụ, cựu Sv Triết 42A đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia với đề tài: “Khía cạnh Triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ” thuộc chuyên ngành CNDBC & CNDVLS- một mảng đề tài anh đã dày công tích lũy, nghiên cứu từ thời chuẩn bị tốt nghiệp Đại học cho đến nay.
Luận án được 6/7 thành viên Hội đồng chấm điểm xuất sắc. NCS Nguyễn Hữu Thụ xứng đáng nhận học vị Tiến sĩ Triết học.
Tại buổi bảo vệ, NCS Nguyễn Hữu Thụ đã nhận được nhiều hoa và lời chúc mừng tốt đẹp từ cơ quan, đồng nghiệp, bạn đồng môn và các em sinh viên.

Sau buổi bảo vệ, gia đình tân Tiến sĩ đã tổ chức bữa tiệc đứng tại sảnh nhà E của Trường, số anh em 42A có mặt, đã nâng ly chúc mừng tân Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thụ. Anh cho biết, mình vừa trút được một gánh nặng và khuyên anh em đi sau cố gắng làm luận án nhưng không nên cầu toàn.
Anh Nguyễn Hữu Thụ là nghiên cứu sinh thứ 3 của 42A triết bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nhận học vị tiến sĩ Triết học Tôn giáo. Trước đó là Nguyễn Đức Luận (năm 2012) và Đào Đình Thưởng (2013). 
Hiện 42A có hơn chục người đang làm nghiên cứu sinh trong nước và ở nước ngoài. Trong năm 2013, theo tiến độ, sẽ có thêm một số người bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường. (P.X.H)

2 thg 2, 2013

THĂM NGUYỄN DUY HỮU

Vào dịp anh Sử tổ chức mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2012 chúng tôi mới được biết tin Nguyễn Duy Hữu ốm. Qua lời kể của Triệu Quang Minh, chúng tôi nắm được sơ bộ về tình hình của Hữu và anh em hẹn nhau sẽ đi thăm bạn.
Sau đợt rét dài xứ Bắc, thời tiết ấm dần lên, chúng tôi quyết định đi thăm trước tết Nguyên Đán, và ngày 26.1.2013 chúng tôi mới thực hiện được kế hoạch ấy.
Sáng thứ 7, tụ tập nhau tại cổng trường ĐHKHXHNV, số anh em có thể đi được không nhiều, chờ nhau tới 9h30 xe mới chuyển bánh được, qua cầu Thanh Trì, 7 người trên một chiếc xe khá rộng và thoải mái, chúng tôi về nhà Hữu đã 11h hơn. Đón chúng tôi đầu đường cái và làm hoa tiêu là bạn Nguyễn Ngọc Huy, hiện là Phó Ban Tuyên giáo Thuận Thành. Huy đi xe máy dẫn chúng tôi vào nhà Hữu. Hữu đã biết tin từ hôm trước và đón chúng tôi đầu thôn.
Nhìn thấy bạn trầm lặng từ đằng xa đi lại, đầu đội chiếc mũ cối, dáng điệu chậm, anh em tôi bắt tay chào, nếu gặp ở ngoài đường, khó mà nhận ra Hữu ngày trước. Đã hơn 10 năm ra trường, và cũng đã hơn 10 năm bạn chịu đựng chứng tress nặng, mất ngủ triền miên và tính cách đổi khác nhiều. Hồi đi học, bạn cũng sống trầm, và ít giao lưu với anh em, dẫu lường trước được tình hình song gặp bạn trong tình cảnh này anh em chúng tôi cũng ái ngại và thấy việc san sẻ với bạn là một việc làm cần thiết và chính đáng.

Mẹ Hữu kể, triệu chứng của Hữu đã biểu hiện từ năm cuối đại học, có lẽ do áp lực học hành, cộng với những lo lắng quá cho việc tốt nghiệp, Hữu đã ấp ủ bệnh. Tuy nhiên, về quê, Hữu vẫn đi xin việc và giảng dạy. Sau hơn 20 ngày đứng lớp ở cấp III Hàn Thuyên, không thể chịu đựng được sự căng thẳng thần kinh, Hữu đành nghỉ việc để về nhà để điều trị. Gia đình đã bằng nhiều phương thức trị liệu: y học hiện đại, tâm linh, ngoại cảm...song kết luận lại là do bệnh lý.

Khi chúng tôi về thăm, Hữu đã tự tin khá hơn nhiều so với trước (theo lời gia đình). Hỏi về Triết học, Hữu rất nhớ, Hữu nói về triết học là gì trong quan niệm Đông, Tây, nhớ lời giảng của thầy dạy mỹ học Đỗ Văn Khang. Sự tỉnh táo vẫn nằm đâu đó trong con người Hữu, đôi khi như một sự ám ảnh về những điều đã được hấp thụ từ trang sách đầy tính trừu tượng của ngành triết học.
Hữu có một gia đình nhỏ, cưới vợ 2007, sau nhiều lần gia đình thuyết phục, hiện có một cháu trai kháu khỉnh khoảng 5 tuổi. Vợ Hữu người cùng làng, việc làm không ổn định, chủ yếu làm công nhật. Bố mẹ Hữu đã về già, và còn một cô em gái sống cùng bố mẹ. Tuy nhiên, giờ đây, bạn sống lặng lẽ khép kín, và công việc hàng ngày là làm đồ vàng mã, mỗi ngày thu nhập cao nhất là 50 nghìn đồng. Hàng tháng phải đi khám định kỳ tại viện 103 quân đội và uống thuốc thường xuyên, mỗi lần lấy thuốc mất 300 nghìn đồng.

Sống với vợ con trong khung cảnh làng quê dưới căn nhà bên cạnh bố mẹ, đi mấy bước là ra đồng làng lộng gió và cách bờ Nam sông Đuống không xa. Phong cảnh ấy rất êm đềm với tuổi già, nhưng nghĩ cảnh Hữu phải sống trong sự hạn chế giao tiếp, làm công việc của một người lao động phổ thông khá đơn điệu, gia đình không khá giả gì, bệnh tình tuy có tiến triển tích cực nhưng tiên liệu tương lai lâu dài chưa biết sẽ ra sao. Tình cảnh ấy của bạn quả là ái ngại. Chúng tôi có chung những suy nghĩ cho bạn, về bạn và cũng muốn chia sẽ thiết thực khi đã biết mọi chuyện khá rõ ràng.
Tập thể lớp thống nhất ủng hộ bạn một món quà 5 triệu đồng, cá nhân cựu lớp trưởng Trần Hữu Sử (có điều kiện tốt hơn) ủng hộ 10 triệu đồng để giúp Hữu. Cầm quà trên tay, mẹ Hữu nói với chúng tôi: cũng là nuôi con ăn học và mong con thành đạt, các cháu thì có cơ hội thành đạt, còn Hữu thì không! Nghe lời ấy thốt ra từ miệng một người làm mẹ, anh em tôi thấy thấm nỗi nhọc nhằn của mẹ Hữu và vất vả của Hữu cũng như gia đình hiện đang phải trải qua.

Anh em trong đoàn đi thăm Hữu cũng chia sẽ với gia đình về những băn khoăn và có ý muốn giúp đỡ Hữu lâu dài. Lớp trưởng Sử nêu suy nghĩ tìm một công việc nào đó phù hợp với Hữu, và làm gì để Hữu có thể thoát khỏi cảnh tù túng, như là tạo một môi trường có nhiều sự giao tiếp nhẹ ngàng, may ra đó mới là một liệu pháp tâm lý tốt hơn cho Hữu.
Gần 12h30 chúng tôi chia tay Hữu và gia đình. Biết là Huy và Hữu có nhã ý mời chúng tôi ở lại, cùng ăn cơm nói chuyện nhiều hơn ngoài phạm vi gia đình nhưng cuối năm nhiều việc đành khất lần. Có Huy ở cùng quê, lại đang công tác xã hội, chúng tôi cũng yên tâm, mong rằng Huy sẽ là điểm kết nối để mọi người biết tin và có thể chia sẽ nhiều hơn với Hữu.
Trên con đường trở về Hà Nội, trời đổ mưa lay phay, trên xe là câu chuyện về Hữu, ai cũng có những trăn trở cho bạn mình. Với một người bình thường sống thời nay đã khó, với bạn không may như vậy, trước cuộc sống áp lực này, cơ duyên phục hồi đối với bạn sẽ bao nhiêu. Những giải pháp tâm lý, xã hội, y sinh cần phải kết hợp đồng điệu dài lâu, mới có chăng khả dĩ. Mọi thứ về Hữu tuy chúng tôi biết qua lời kể, qua phỏng đoán khi tiếp xúc, quan sát, song cũng đủ ý thức rằng, chuyện chữa bệnh cho Hữu không hề đơn giản tí nào. 
***
Hôm sau, tôi có nhắn tin hỏi thăm Nguyễn Ngọc Huy, Huy nói sau khi mọi người về Huy và Hữu đi ăn cơm trưa với nhau. Huy bảo Hữu và gia đình Hữu rất cảm động trước tấm lòng của bạn bè. Và Huy cũng nhắn cho tôi số máy của Hữu (0966.214.950) để anh em có thể liên lạc chia sẽ cùng Hữu.
***
Tối 30/1/2013, gần hai chục anh em lớp 42a tụ tập tại Mỹ Đình một nhân vụ khao xe bốn bánh của hai anh em Lê Văn Mười –Cao Nguyên, trong tuần càfe sau bữa ăn mặn, anh em có đề cập đến câu chuyện phương án giúp đỡ Hữu. Ai cũng có ý kiến chia sẽ đầy tâm huyết và trách nhiệm. Song, rốt cục, chuyện này vẫn cần phải suy nghĩ và cân nhắc thêm để có được một giải pháp hợp lý nhất. Cụ thể ra sao, cũng phải sau tết Nguyên Đán mới có câu trả lời.
* * *
Mỗi chúng ta có thể biết một ít về các hội chứng tâm thần, song chúng ra vẫn còn biết quá ít về những cơ chế và hy vọng đối với những người mang bệnh. Với tình hình của Hữu, có thể anh em có những tham khảo qua nhiều kênh khác nhau: chuyên gia, những người đã có cảnh ngộ tương tự và đã có cơ duyên trở lại bình thường. Ai có thông tin gì hay khi đọc câu chuyện này, vui lòng chia sẽ cùng chúng tôi tại đây hoặc qua địa chỉ http://www.facebook.com/triet.fta 
* Một số hình ảnh chuyến thăm:
Mẹ và con trai Hữu

Hải đại diện lớp tặng quà và tiền hỗ trợ Hữu và gia đình



Hữu áo vàng ngồi giữa

























Weblogtr42a

25 thg 1, 2013

Triết học

Giáo sư triết học lập dị ra một bài thi cho sinh viên.
Cả lớp sẵn sàng chuẩn bị, giáo sư đặt ghế lên bàn và viết đề: "Sử dụng tất cả những gì chúng ta đã học chứng minh cái này không tồn tại".
Các sinh viên cắm đầu cắm cổ viết. Có những sinh viên viết hơn 30 trang trong một giờ để cố gắng chối bỏ sự tồn tại của cái ghế. Chỉ có một thành viên của lớp đã đứng lên và kết thúc bài thi trong chưa đầy một phút.
Mấy tuần sau, điểm được công bố. Đa số sinh viên thất vọng vì không ai đạt điểm A, ngoại trừ anh chàng ra khỏi phòng thi sớm.
Mọi người kéo đến hỏi anh đã viết gì trong bài thi. Anh này trả lời:
- Tôi chỉ viết vỏn vẹn hai từ: Ghế nào?.
Khoai sưu tầm

18 thg 11, 2012

Cựu Triết 42A họp mặt chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 2012

Thứ 7, ngày 17/11/2012, theo mời mời của anh Trần Hữu Sử, 19 thành viên lớp mình đã gặp mặt nhau tại khuôn viên nhà cựu lớp trưởng ở Khu Chung cư Mỹ Đình II cùng nhau gặp mặt liên hoan.
Cuộc liên hoan xuất phát từ ý kiến và tổ chức riêng của cá nhân anh Sử nhân dịp ngày 20 tháng 11, để chúc mừng các bạn trong lớp là nhà giáo (lớp 42A hiện có 70% số thành viên là giảng viên).
Cuộc vui diễn ra trong không khí thân tình, nhiều bạn nam đã đến cùng vợ và các con nhỏ. Ngoài lớp 42A, còn có sự tham dự của một số bạn bè thời Đại học của Anh Trần Hữu Sử, cũng là chỗ quen biết nhiều với một số thành viên lớp mình. Cuộc liên hoan bắt đầu từ 11h trưa cho đến 4h chiều.
Cũng trong dịp này, tập thể lớp có dự định đi thăm quê PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng ở Ba Vì, kết hợp thăm thú thắng cảnh trên đó (Thầy đã có lời mời). Chuyến đi dự định chỉ trong 1 ngày, tuy nhiên, thời gian chính thức chưa được quyết định. Có thể kế hoạch được xúc tiến trước Tết 2013, nếu anh chị em ta thu xếp được.
Lớp cũng sẽ tổ chức thăm bạn Nguyễn Duy Hữu ở Bắc Ninh đang dưỡng bệnh ở nhà (việc này do anh Triệu Quang Minh thông tin và sẽ liên lạc xem tình hình cụ thể rồi báo lại để BCS lớp quyết định).


4 thg 10, 2012

Người giữ gìn di sản triết học Trần Đức Thảo

Người giữ gìn di sản triết học Trần Đức Thảo

GS. Trần Đức Thảo
Sinh ra ở vùng đất Kinh Bắc, tốt nghiệp tú tài trường Bưởi, thành danh tại Paris, sống và làm việc chủ yếu tại Hà Nội, nhưng hiện nay gần như toàn bộ bản thảo và di cảo của Cố Giáo sư Trần Đức Thảo lại được lưu giữ trong một biệt thự yên tĩnh nằm trên đường Bác Ái, Làng Đại học, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, mà chủ nhân của nó là Tiến sĩ Triết học - Mĩ học Cù Huy Chử, em trai của Cố Thi sĩ Cù Huy Cận - một nhà nghiên cứu nặng lòng với sự nghiệp phục hưng Di sản triết học Trần Đức Thảo.
TS. Cù Huy Chử đã tâm sự với chúng tôi về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Cố Giáo sư Trần Đức Thảo và những dự định của ông trong việc phục hưng Di sản triết học quý báu này, trong một chiều Sài Gòn đầy nắng cuối năm Bính Tuất.

28 thg 9, 2012

Lời cám ơn của Nguyễn Đức Luận tới các bạn lớp Triết 42A

Mình rất cảm động vì sự quan tâm và những tình cảm tốt đẹp mà bạn bè trong lớp Triết 42A đã dành cho mình. Chúc cho tất cả các bạn trong lớp luôn khỏe mạnh và thành đạt. Chúc cho những bạn đang làm nghiên cứu sinh nhanh chóng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Học Viện.

Chúc cho tập thể lớp Triết 42A luôn đoàn kết và giúp đỡ nhau trong cuộc sống!

Mình cám ơn các bạn trong lớp rất nhiều!


Nguyễn Đức Luận –

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

27 thg 9, 2012

Chúc mừng Tân tiến sĩ Nguyễn Đức Luận

Chiều ngày 23/9/2012, tại Học Viện Khoa học xã hội-Viện KHXH Việt Nam, nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Luận, cựu sv Triết 42A, hiện là giảng viên Khoa Triết học Học viện Báo chí và Truyên truyền đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: "NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY", với 5/7 phiếu xếp loại xuất sắc.
15 thành viên của tập thể 42A đã có mặt dự lễ bảo vệ và chung vui cùng Nguyễn Đức Luận và gia đình.
Đây là thành viên đầu tiên của lớp 42A xưa, nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong số các nghiên cứu sinh của 42A đang thực hiện nghiên cứu sinh trong giai đoạn 2009-2012.
Tân tiến sĩ Nguyễn Đức Luận đã từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Khoa Triết-ĐHXHNV Hà Nội, NCS tại Viện Triết (nay là Khoa Triết Học viện KHXH, sau khi bộ phận Đào tạo của Viện Triết nhập về Học viện). Nguyễn Đức Luận đã theo đuổi tên đề tài nói trên từ thời thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học. Với việc bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ này, hi vọng Ts Luận sẽ hoàn thiện để xuất bản công trình của mình.
Wb42ATriet chúc mừng tân tiến sĩ Nguyễn Đức Luận!
Chúc Tiến sĩ sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trên con đường khoa học!

2 thg 8, 2012

Một số tấm hình chụp tại nhà Thầy Quất ở Thái Bình


PGS Quất tuổi 73, photo by T.M.C

Nhóm Anh em cựu Triết 42 thăm nhà Thầy Quất tại Thái Bình, 30/6/2012
(Phía sau là hồ sen, giống cây được lấy từ Huế và Bắc Ninh)


* Sau chuyến đi này, PXH có một bài viết khá dài song thấy không tiện đăng lên diễn đàn này


Lớp trưởng mời anh em dự khao xe mới

Trưa ngày 31/7/2012, 16 thành viên cựu T42a có mặt tại nhà hàng cơm Tấm Nguyễn Cơ Thạch (Mỹ Đình), dự liên hoan khao xe do lớp trưởng Sử mời. Chiếc siêu xe Mercedes Benz S500 4 chỗ, màu đen cũng được lớp trưởng đưa đến ra mắt. Mặc dù hôm đó trời mưa khá to, đi lại khá khó khăn, song nhiều anh em ở xa cũng chạy xe tới ngồi vừa khít chỗ phòng chủ nhà đã đặt. 16 thành viên lần lượt có mặt gồm: 2 Giang, 2 Hiệp, 2 Luận, Mười, Minh, Nguyên, Hoàng, Cường, Thái Huy, Đỗ Hưng, Sơn, Hải, Thùy Dương. Tầm 14h chiều, sau khi ngấm vị rượu ngoại, lẩu bê và cơm tấm, một vài người có việc ra về trước, số anh em còn lại đến Quán hát ở chung cư G4, Mỹ Đình, ca hát và uống vui vẻ. Buổi liên hoan gặp mặt kết thúc lúc 16h cùng ngày.
Trên bàn tiệc



Trong quán hát


Anh em xin CHÚC MỪNG THẮNG LỢI của A SỬ.
Chúc chiếc xe và chủ nhân của nó luôn an toàn và thoải mái trên mỗi chuyến đi!
Wbtr42a

24 thg 1, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!


Chúc mừng năm mới Nhâm Thìn 2012
Chúc các thành viên cựu triết 42a
Dồi dào sức khỏe, thành đạt
Gia đình An khang, thịnh vượng!
                                        
Wb42a

28 thg 11, 2011

Thông báo về đóng góp Quỹ lớp


Kính báo!

Đợt họp lớp tháng 11 vừa rồi, nhiều anh em và các bạn đã tự nguyện đóng góp với tinh thần chung tay xây dựng Quỹ lớp vì sự chia sẻ gắn kết tình thân của tập thể lớp 42A mãi dài lâu. Chúng tôi vui mừng công bố với tập thể những đóng góp này và thay mặt lớp 42A, trân trọng cám ơn tấm lòng thơm thảo của các anh chị, các bạn. Chúc anh em và các bạn sẽ luôn tấn tới, thành đạt hơn nữa!
(Thông tin về đóng góp cụ thể xin xem trong Email Trietk42a@yahoo.com

22 thg 11, 2011

MƯỜI NĂM NGỒI LẠI


Tặng Triết 42A
(viết sau dịp họp lớp 11/2011)

Mười năm trôi những mùa thu
Hai mươi thuở ấy bây giờ đã xa
Gặp nhau là buổi hôm nay
Mà sao vẫn thấy như là hôm nao

19 thg 11, 2011

Wb42A

   Chúc mừng!
  Các bạn Cựu Triết 42ª hiện đang đứng trên bục giảng!

    Chúc các bạn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam!
  Dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc!

Thân mến!

15 thg 11, 2011

Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn



Dưới đây là trích yếu của một bài viết đồ sộ, nguyên văn bằng tiếng Anh, của John C. Schafer, in trong tạp chí Journal of Vietnamese Studies (vol. 2.1, Winter, 2007, pp. 144-186), dưới tựa đề: "Death, Buddhism, and Existentialism in the Songs of Trinh Công Sơn".
Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như nghe một câu kinh...
Các bạn có thể xem bản dịch của Vy Huyền : "Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn" ở Talawas, hoặc nguyên bản tiếng Anh trên tại đây.


Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống.Đạo Phật đến với Ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông ngày càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này.
Trịnh Công Sơn có viết: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được". Bài này sẽ trình bày rằng thứ "triết học nhẹ nhàng" này chính là triết học Phật giáo